Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp|lậ...





Hướng dẫn lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Học kế toán trên Excel từ cơ bản đến chuyên sâu:
http://bit.ly/33jpDkw
https://phamvanhoc.vn/
https://iconet.vn/
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839 - 0903368867

Lưu chuyê tiền tệ được lập và trình bày trên cơ sở điều 114 thông tư 200. Để lập được lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp hay lập được lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp kế toán cần lưu ý những nội dung sau:
Điều 114. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất
- Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền
- Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" ...

2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...

3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phải được theo dõi chi tiết cho từng giao dịch
- Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi các luồng tiền thu và chi liên quan đến 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng

4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm: Chúng tư cần nắm được mỗi một chỉ tiêu trên lưu chuyển tiền tệ được lấy từ đâu lên,

cách kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
mẹo lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì,
cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 133,
cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ không khớp,
ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
Hướng dẫn lập lctt,
lập lctt theo phương pháp trực tiếp,
lập lctt trên excel,
Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp,
pham van hoc,



Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN|BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH



BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN. BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Học kế toán trên Excel từ cơ bản đến chuyên sâu: http://bit.ly/33jpDkw https://phamvanhoc.vn/ https://iconet.vn/ https://www.facebook.com/vnphamvanhoc Zalo: 0933861839 - 0903368867 Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là Bảng cân đối số phát sinh là cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán .... Nội dung và kết cấu của bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở: – Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp. – Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp. Phương pháp lập bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh) – Cột số thứ tự: Dùng để đánh số theo tuần tự cho các tài khoản đã sử dụng trong kỳ từ tài khoản thứ nhất cho đến hết. – Cột tên tài khoản: Dùng để ghi số hiệu và tên của tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản ghi trên một dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có còn số dư cuối kỳ hay không hoặc trong kỳ có số phát sinh hay không. – Cột số dư đầu kỳ: Ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có. – Cột số phát sinh trong kỳ: Ghi tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản tương ứng, tổng số phát sinh bên Nợ ghi vào cột Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào cột Có. – Cột số dư cuối kỳ: Ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có. – Cuối cùng, tính ra. tổng số của tất cả các cột để xem giữa bên Nợ và bên Có của từng cột: Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có bằng nhau từng cặp một hay không. 3. Tác dụng của bảng cân đối số phát sinh – Bảng có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép, tính toán. Thể hiện ở những điểm: + Xét theo động tổng cộng thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau (3 = 4, 5 = 6, 7 = 8). + Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót. – Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị. – Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Cách tách họ tên trong excel| hướng dẫn tách tên họ và tên đệm trong excel





tách họ tên trong excel dùng hàm,

hướng dẫn tách tên họ và tên đệm trong excel,

cách tách tên tỉnh trong excel,

tách họ và tên trong excel 2016,

add in tách họ và tên trong excel,

tách họ tên trong excel giaiphapexcel,

tách tên học sinh

cách nhập cột họ và tên trong excel,

Hướng dẫn tính giá thành theo công trình|Kế toán xây dựng trên misa phần...

Tìm hiểu về bảng cân đối tài khoản|Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản





Học kế toán trên Excel từ cơ bản đến chuyên sâu: http://bit.ly/33jpDkw

https://phamvanhoc.vn/

https://iconet.vn/

https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

Zalo: 0933861839 - 0903368867





Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán|Phần 1|





Học kế toán trên Excel từ cơ bản đến chuyên sâu: http://bit.ly/33jpDkw

https://phamvanhoc.vn/

https://iconet.vn/

https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

Zalo: 0933861839 - 0903368867 




Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản|hướng dẫn lập bảng cân số pha...





Học kế toán trên Excel từ cơ bản đến chuyên sâu: http://bit.ly/33jpDkw

https://phamvanhoc.vn/

https://iconet.vn/

https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

Zalo: 0933861839 - 0903368867

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NÂNG CÁO





http://phamvanhoc.com/ktth-az/
Zalo: 0933861839
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

Bảng CĐKT dùng để phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành nên tài sản đó…từ đó ta có thể xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để lập được bảng cân đối kế toán các bạn cần chú ý những điều sau đây :
Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán

Các bạn có thể xem Chuẩn mực kế toán về “Trình bày Báo cáo tài chính” và chú ý những điều dưới đây :

a) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì TS và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

– TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

-TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

b) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì TS và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

– TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

-TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, DN phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của DN cũng như của ngành, lĩnh vực DN hoạt động.

c) Đối với các DN do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các TS và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập Bảng CĐKTtổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất BCTC.
Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. DN chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
2. Căn cứ lập bảng cân đối kế toán
+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
+ Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
+ Căn cứ váo sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán,
công thức lập bảng cân đối kế toán,
nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán,
cơ sở lập bảng cân đối kế toán,
hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán trên excel

HƯƠNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN|HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT ...







Hướng dẫn CÁCH LẬP và KIỂM TRA Bảng Cân Đối Số Phát 

Sinh




Liên hệ:

Để giúp cho các bạn nắm rõ cách lập bảng cân đối số phát sinh và cách kiểm tra đối chiếu một cách chính xác nhất cho cân đối phát sinh. Hôm nay Học Viện Kế Toán Việt Nam chia sẻ với bạn cách lập bảng cân đối số phát sinh và chi tiết các bước kiểm bảng cân đối phát sinh năm như sau:
Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để phản ánh tổng hợp số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cách lập bảng cân đối số phát sinh ta căn cứ và số liệu dư cuối kỳ năm trước và toàn bộ phát sinh của năm nay trên sổ cái các tài khoản kế toán phát sinh trong kỳ..
– Cột số hiệu tài khoản: Lấy toàn bộ các tài khoản cấp 1 và các tài khoản cấp 2,.. sử dụng hạch toán trong năm báo cáo.
– Cột tên tài khoản: Tên tài khoản tương ứng với từng số hiệu tài khoản. Bạn có thể Copy hoặc dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm
– Cột Dư Nợ đầu kỳ, Dư có đầu kỳ: Đây chính là số dư cuối kỳ năm trước. Các bạn có thể copy hoặc sử dụng hàm Vlookup để lấy số dư của từng tài khoản.
– Cột PS Nợ, PS Có trong kỳ: Đây chính là số liệu phát sinh Nợ, Có trên Nhật ký chung hoặc Bảng nhập liệu (tùy vào ứng dụng Excel của bạn). Kế toán sử dụng hàm SUMIF để tổng hợp giá trị tổng phát sinh của từng tài khoản trong kỳ.
– Cột số dư Nợ, Có cuối kỳ: Bạn sẽ xác định số dư nợ hoặc có cuối kỳ bằng công thức:
Dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
Tuy nhiên đây là công thức trên lý thuyết, còn ứng dụng vào Excel thì bạn cần làm như sau: = MAX(Dư Nợ đầu năm + PS Nợ trong năm – Dư Có đầu năm – PS Có trong năm,0)
Chi tiết mời các bạn Xem Video hướng dẫn cách lập bảng cân đối số phát sinh ở cuối bài viết.

2/ Cách lập bảng cân đối số phát sinh trên phần mềm. Khi lập trên phần mềm thì phần mềm tự động cập nhật số liệu lên cân đối cho bạn. Bạn chỉ cần kiểm tra đúng sai là Ok.

3/ Các bước kiểm tra cách lập bảng cân đối số phát sinh cho một số tài khoản:
Nguyên tắc: Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
Đầu tiên chúng ta sẽ kiểm tra nhanh một số yếu tố như:
– Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang,
– Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ,
– Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ
Sau khi đã kiểm tra tính cân đối của của bảng cân đối số phát sinh chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản kế toán như sau:
– Các tài khoản đầu 1, 2 không có số dư bên Có, trừ một số TK 131, 138, 214, các TK dự phòng…
– Các tài khoản đầu 3,4 không có số dư bên Nợ, trừ một số TK 331, 333, 338, 421…
– Các tài khoản đầu 5 đến 9 không có số dư
Tiếp đến là kiểm tra chi tiết một số TK chủ yếu:
+ TK 111: Tài khoản luôn có số dư bên nợ, số dư cuối kỳ trên bảng cân đối số phát sinh sẽ khớp với sổ quỹ tiền mặt và bảng kiểm kê quỹ cuối kỳ. Trên sổ quỹ tiền mặt không được phép âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
+ TK 112: Tài khoản này luôn có số dư bên Nợ, số dư cuối kỳ tài khoản 112 sẽ khớp với số tiền còn lại trên sao kê của tài khoản ngân hàng
+ TK 131, 331: Hai tài khoản này hoặc có thể dư nợ, hoặc có thể dư có. Sau khi kiểm tra xong các bạn sẽ phải đối chiếu giữa Sổ chi tiết công nợ với Bảng tổng hợp cộng nợ. Và số sư cuối kỳ tài khoản 131, 331 trên Bảng cân đối phát sinh sẽ bằng số dư trên Bảng tổng hợp công nợ. Cuối tháng, quý các bạn cần làm các biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp. Để kiểm tra chính xác công nợ phải thu, công nợ phải trả.
+ TK 133: Tài khoản này có số dư bên Nợ thì tài khoản 33311 sẽ không có số dư bên có và ngược lại (cũng có trường hợp 33311 dư nợ do bạn nộp thừa VAT). Nếu tài khoản 133 có số dư bên nợ sẽ khớp với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế thuế GTGT kỳ tương ứng (khớp giữa việc hạch toán và kê khai). Nếu TK 33311 có số dư bên có thì nó sẽ khớp với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT kỳ tương ứng.
+ TK 242: Tài khoản này luôn có số dư bên nợ, số dư cuối kỳ tài khoản 242 sẽ phải khớp với giá trị còn lại trên bảng phân bổ CCDC và chi phí trả trước
+ TK 152, …, 157: “Nhóm hàng tồn kho” Các tài khoản này luôn có số dư bên nợ và số dư cuối kỳ các tài khoản sẽ bằng giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa,… trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Các bạn cần kiểm tra lại thẻ kho để kiểm tra có bị âm kho hay không.
+ TK 2111 và TK 2141:
– Dư nợ 2111 bằng tổng cột Nguyên giá hiện tại trên bảng Khấu hao TSCĐ, –    Dư có TK 2141 bằng tổng cột Hao mòn lũy kế TSCĐ –   Số dư Nợ cuối kỳ của TK 2111 – Số dư Có cuối kỳ TK 2141 = Giá trị còn lại của TSCĐ trên Bảng tính khấu hao tài sản cố định.
+ TK 341: Khớp giữa sổ chi tiết nợ vay và sổ tổng hợp nợ vay. Số dư cuối kỳ bên có = giá trị còn lại trên bảng tổng hợp nợ vay phải trả. Cuối kỳ kế toán lập biên bản đối chiếu công nợ vay. Hoặc xin bản đối chiếu từ ngân hàng.
+ TK 334: Khớp với bảng thanh toán tiền lương của cán bộ công nhân viên. Số dư bên có thể hiện số tiền còn phải cho nhân viên. Số liệu TK này cũng được đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNCN trong kỳ. Thông thường, nếu DN có các khoản không chịu thuế TNCN thì tổng thu nhập chịu thuế trên tờ khai quyết toán sẽ nhỏ hơn tổng lương (bên có 334). Còn nếu toàn bộ chi phí lương của DN mà là thu nhập chịu thuế thì số liệu bên có TK 334 sẽ bằng tổng thu nhập chịu thuế trên tờ khai quyết toán TNCN
+ TK 333: Các loại thuế phải nộp, các bạn sẽ đối chiếu với dự liệu khai nộp thuế, bảng kê nộp thuế. Nhất là tài khoản 33311 các bạn cần hết sức chú ý. Nếu nó dư có thì khớp với  chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế giá trị gia tăng. TK 3335 đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNCN. TK 3334 đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN.
+ TK 3382, 3383, 3389: Các tài khoản này đối chiếu với bẳng tính nộp bảo hiểm, khớp với biên bản đối chiếu bên bảo hiểm xã hội. Bạn cũng nên đối chiếu với tờ khai quyết toán TNCN.
+ TK 4111: Khớp với biên bản góp vốn của các thành viên công ty, sổ theo dõi vốn góp công ty. Trường hợp xử lý vốn ảo, các bạn cần kiểm tra và hoàn thiện đầy đủ các biên bản cho vay, hợp đồng vay…
+ TK 421: Đối chiếu với bảng báo cáo kết quả kinh doanh. TK 4212 sẽ bằng số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo kết quả kinh doanh. TK 4211 sẽ đối chiếu với tình hình chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN
+ Các tài khoản đầu 5,6,7,8,9: sẽ không có số dư cuối kỳ. Ngoài ra các bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các sổ cái các tài khoản này kiểm tra xem việc ghi nhận các nghiệp vụ đã chính xác hay chưa. Chẳng hạn việc bạn ghi nhận nhầm 1 khoản chi phí bán hàng vào chi phí quản lý doanh nghiệp thì số lãi lỗ vẫn không thay đổi nhưng việc ghi nhận lại sai khoản mục chi phí. Rà soát chặt chữ các nghiệp vụ làm giảm Doanh thu, chi phí (như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu, điều chỉnh giá…)
Các bạn cũng có thể vận dụng cách đối chiếu chéo giữa các tài khoản. Ví dụ:
+ Phát sinh nợ TK 632 thông thường sẽ bằng tổng phát sinh có TK 155 + 156 + 157. Nếu có các trường hợp bán hàng không qua kho hay nhập lại kho hàng bán bị trả lại, hay có phát sinh giá vốn dịch vụ… thì sẽ không bằng.
+ Tài khoản 511 so sánh với TK 33311: Nếu chỉ có 1 mức thuế suất bán ra thì thông thường số liệu phát sinh có TK 33311 sẽ bằng tổng phát sinh có TK 511 x (nhân) với thuế suất tương ứng. Trừ một số trường hợp đặc biệt xảy ra thì kết quả sẽ khác nha.
+ Tài khoản 154 so sánh với các tài khoản chi phí quá trình sản xuất
+ Và nhiều trường hợp kiểm tra khác…
Dựa vào cách lập bảng cân đối số phát sinh nêu trên, bạn hoàn thiện và kiểm tra bảng cân đối số phát sinh hoàn chỉnh và chính xác là bạn đã đi được 80% công việc trong 1 năm. Phần còn lại là căn cứ vào cân đối phát sinh để lập các biểu báo cáo tài chính năm.