Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG|HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN ...





Cách định khoản tiền lương và các khoản trích theo lương

Trong doanh nghiệp kế toán tiền lương chiếm một vị trí khá quan trọng, công việc của kế toán tiền lương thường tập trung chính ở 2 giai đoạn: Cuối tháng: Tính tiền lương và Đầu tháng: Thanh toán tiền lương ( tùy theo quy định chi trả của doanh nghiệp ). Đi kèm với tiền lương là tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động và Tài khoản sử dụng là 344 ( phải trả người lao động )

Cách hạch toán định khoản kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có các trường hợp chính như sau:

 
1. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)
 
Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động
Nợ TK 154 (Bộ phận sản xuất - TT 133)
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp (TT 200)
Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công của công nhân trực tiếp điều khiển máy (TT 200)
Nợ TK 627 Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội (TT 200)
Nợ TK 642  Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp     (TT 133 dùng TK 6422) 
Nợ TK 641  Lương bộ phận bán hàng    (TT 133 dùng TK 6421) 
   Có TK 334
 
2. Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 24% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%)
 
               Nợ TK 641/642/622/623/627
                              Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
                              Có TK 3383 (BHXH 17,5%)
                              Có TK 3384 (BHYT 3%)
                              Có TK 3386 (BHTN 1%) (TT 133 sử dụng tài khoản 3385)
 
3. Trích bảo hiểm các loại theo quy định trừ vào tiền lương của người lao động
                        Nợ TK 334 (10,5%)
                              Có TK 3383 (BHXH 8%)
                              Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
                              Có TK 3389 (BHTN 1%) 
 
4. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
                        Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
                        Nợ TK 3383 (BHXH 25,5%)
                        Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
                        Nợ TK 3386 (BHTN 2%)
                              Có TK 112 (34,5%)
 
5. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
                        Nợ TK 334                  Thuế TNCN
                             Có TK 3335
6. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
 
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
 
                             Nợ TK 334                
                                     Có TK 111, 112
 
7. Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý
 
Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
                        Nợ TK 3335                 
                              Có TK 111, 112
           
8. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3386
                           Có TK 111, 112
 
 
10. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
     Có TK 511 - Doanh thu 
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có TK 511- Doanh thu
 
11. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
     Có TK 334 - Phải trả người lao động 
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có các TK 111, 112,. . .
 
12. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
     Có TK 334 - Phải trả người lao động 
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có các TK 111, 112,. . .

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP





NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có thể quy ước các nghiệp vụ đó về bao nhiêu loại quan hệ đối ứng tài khoản, Định khoản kế toán là gì?

quan hệ đối ứng tài khoản: Có 4 quan hệ sau
Tài sản tăng - Tài sản giảm
Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm
Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm

Loại 1 – Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác
- Ví dụ:

+ Nộp tiền mặt vào ngân hàng

+ Mua hàng hóa bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi)

+ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp…

- Loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, nó chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản mà không bị thay đổi tổng số tài sản. Đẳng thức kế toán cơ bản không bị thay đổi.

* Loại 2 – Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác
- Ví dụ:

+ Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng

+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận..

- Loại nghiệp vụ này khi xảy ra chỉ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Tính cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi.

* Loại 3 – Tăng tài sản, tăng nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Nhận tài sản từ các cổ đông

+ Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán..

- Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Tính cân bằng về lượng giữa chúng vẫn không bị ảnh hưởng.

* Loại 4 – Giảm tài sản, giảm nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán

+ Trả lương cho công nhân viên…

- Loại nghiệp vụ này làm giảm quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều giảm cùng một lượng, nhưng về tổng số, tài sản và nguồn vốn vẫn cân bằng.

Như vậy, các nghiệp vụ kinh tế dễn ra bất kỳ như thế nào, cũng đều không làm ảnh hưởng tới tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Trong mọi trường hợp, đẳng thức kế toán cơ bản luôn luôn được đảm bảo.

Ghi kép vào tài khoản
- Ghi kép vào tài khoản là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ nào đó.

Định khoản kế toán
a. Khái niệm định khoản kế toán
- Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ và bên Có của những tài khoản kế toán nào đó với số tiền là bao nhiêu dựa trên chứng từ kế toán.

Những bộ chứng từ kế toán nào mà kế toán nhất định phải biết

b. Phân loại định khoản kế toán
- Định khoản kế toán có 2 loại:

+ Định khoản giản đơn (1)

+ Định khoản phức tạp (2)

1 - Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.

Chẳng hạn, ví dụ trên được định khoản:

Nợ TK152: 5.000.000

Có TK112: 5.000.000

2 - Định khoản phức tạp là định khoản liên quan ít nhất tới 3 tài khoản kế toán. Thực chất định khoản phức tạp là bội số của định khoản giản đơn, bao giờ kế toán cũng có thể phân định định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ và trả nợ người bán 20.000.000đ

Nợ TK111: 1.000.000

Nợ TK331: 20.000.000

Có TK112: 21.000.000

c) Khi định khoản, cần tôn trọng các quy định sau:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau

- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có của các tài khoản liên quan trong cùng một định khoản.

- Không được phép gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu tài liệu và làm mất tính rõ ràng của kế toán.

- Có thể tách rời định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Việc phản ánh một định khoản (giản đơn hay phức tạp) vào sổ kế toán ( tài khoản) được gọi là “Bút toán”. Theo nguyên tắc kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kế toán phải tiến hành khóa sổ tài khoản đã sử dụng. Sau khi phản ánh các bút toán khóa sổ, công việc tiếp theo kế toán phải làm là tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản

NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

nguyên tắc đối ứng kế toán,
nguyên tắc đối ứng tài khoản,
nguyên tắc cân bằng tài khoản,
nguyên tắc cân đối tài khoản,
quan hệ đối ứng kế toán,
quan hệ đối ứng tài khoản,

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP





NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có thể quy ước các nghiệp vụ đó về bao nhiêu loại quan hệ đối ứng tài khoản, Định khoản kế toán là gì?

quan hệ đối ứng tài khoản: Có 4 quan hệ sau
Tài sản tăng - Tài sản giảm
Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm
Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm

Loại 1 – Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác
- Ví dụ:

+ Nộp tiền mặt vào ngân hàng

+ Mua hàng hóa bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi)

+ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp…

- Loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, nó chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản mà không bị thay đổi tổng số tài sản. Đẳng thức kế toán cơ bản không bị thay đổi.

* Loại 2 – Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác
- Ví dụ:

+ Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng

+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận..

- Loại nghiệp vụ này khi xảy ra chỉ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Tính cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi.

* Loại 3 – Tăng tài sản, tăng nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Nhận tài sản từ các cổ đông

+ Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán..

- Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Tính cân bằng về lượng giữa chúng vẫn không bị ảnh hưởng.

* Loại 4 – Giảm tài sản, giảm nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán

+ Trả lương cho công nhân viên…

- Loại nghiệp vụ này làm giảm quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều giảm cùng một lượng, nhưng về tổng số, tài sản và nguồn vốn vẫn cân bằng.

Như vậy, các nghiệp vụ kinh tế dễn ra bất kỳ như thế nào, cũng đều không làm ảnh hưởng tới tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Trong mọi trường hợp, đẳng thức kế toán cơ bản luôn luôn được đảm bảo.

Ghi kép vào tài khoản
- Ghi kép vào tài khoản là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ nào đó.

Định khoản kế toán
a. Khái niệm định khoản kế toán
- Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ và bên Có của những tài khoản kế toán nào đó với số tiền là bao nhiêu dựa trên chứng từ kế toán.

Những bộ chứng từ kế toán nào mà kế toán nhất định phải biết

b. Phân loại định khoản kế toán
- Định khoản kế toán có 2 loại:

+ Định khoản giản đơn (1)

+ Định khoản phức tạp (2)

1 - Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.

Chẳng hạn, ví dụ trên được định khoản:

Nợ TK152: 5.000.000

Có TK112: 5.000.000

2 - Định khoản phức tạp là định khoản liên quan ít nhất tới 3 tài khoản kế toán. Thực chất định khoản phức tạp là bội số của định khoản giản đơn, bao giờ kế toán cũng có thể phân định định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ và trả nợ người bán 20.000.000đ

Nợ TK111: 1.000.000

Nợ TK331: 20.000.000

Có TK112: 21.000.000

c) Khi định khoản, cần tôn trọng các quy định sau:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau

- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có của các tài khoản liên quan trong cùng một định khoản.

- Không được phép gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu tài liệu và làm mất tính rõ ràng của kế toán.

- Có thể tách rời định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Việc phản ánh một định khoản (giản đơn hay phức tạp) vào sổ kế toán ( tài khoản) được gọi là “Bút toán”. Theo nguyên tắc kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kế toán phải tiến hành khóa sổ tài khoản đã sử dụng. Sau khi phản ánh các bút toán khóa sổ, công việc tiếp theo kế toán phải làm là tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản

NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

nguyên tắc đối ứng kế toán,
nguyên tắc đối ứng tài khoản,
nguyên tắc cân bằng tài khoản,
nguyên tắc cân đối tài khoản,
quan hệ đối ứng kế toán,
quan hệ đối ứng tài khoản,

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TRÊN EXCEL|BÀI 3|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔ...





Website: https://iconet.vn/

Hướng dẫn lên sổ sách kế toán trên Excel

1. Nguyên tắc hạch toán kế toán trên excel:hướng dẫn cách làm sổ sách kế toán trên excel

Trong quá trình làm việc phải có sự đồng nhất về tài khoản và đồng nhất về mã hàng hóa, mã khách hàng, mã nhà cung cấp. Đồng nhất có nghĩa là mỗi khách hàng hàng hóa đều phải chi tiết theo từng loại. Từ đầu ta đặt mã nào thì các mã sau vẫn phải như thế.
Vậy thế nào là đồng nhất về tài khoản:
Nếu các bạn sử dụng tài khoản tổng hợp tức là TK cấp 1 thì trong cả quá trình hạch toán chúng ta luôn sử dụng TK cấp 1, vd Tiền mặt – TK 111. Nếu các bạn sử dụng tài khoản chi tiết – TK cấp 2 thì cũng luôn phải sử dụng TK cấp 2, vd Tiền mặt VNĐ – TK 1111.
Đồng nhất về mã hàng hóa , mã khách hàng, mã nhà cung cấp: là việc chúng ta đặt tên chi tiết cho từng hàng hóa, từng khách hàng và từng nhà cung cấp. Để khi các bạn cần nhìn vào mã HH, mã KH, NCC chúng ta có thể biết được rằng đó là mặt hàng nào. Giống như việc mỗi chúng ta có một cái tên để gọi riêng. Việc đặt mã còn liên quan tới việc tham chiếu để các bạn thực hiện các công thức hàm trên bảng excel.
Và một số lưu ý cho việc đặt mã là không bao giờ được phép trùng lặp để tránh nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình hạch toán và sử dụng công thức hàm.

2. Quy trình hạch toán kế toán trên excel

2.1. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Liên quan đến Tk Phải thu của KH (131) vàTK phải trả KH (331) Vậy làm thế nào để biết được mã KH này đã có hay chưa, ta vào này DMKH để kiểm tra xem KH đó có hay chưa , nếu chưa thì mới lập mới.
Phát sinh  KH, NCC mới
Các bạn phải đặt mã KH, NCC trước khi hạch toán trên sổ NKC. Vậy làm thế nào để biết KH, NCC đó là mới hay cũ các bạn vào DMKH để kiểm tra xem KH, NCC đó đã tồn tại hay chưa. Nếu chưa phải lập ngay mã mới.
VD : các bạn dở trang số 9 quyển tài liệu học viên : chúng ta thấy đây là Hóa đơn bán hàng của Công ty CP Dịch vụ và thương mại Hùng Thống bán hàng cho công ty CP cơ điện lạnh Việt Nam. Xác định rằng Công ty CP cơ điện lạnh VN chưa thanh toán tiền cho công ty Hùng Thống nên các bạn phải ghi nhận NCC này vào sổ công nợ phải trả NCC – TK 331. Việc đầu tiên là các bạn phải vào DMTK để xem đã xuất hiện NCC này chưa? Các bạn thấy là chưa đúng không ạ? Vậy công việc của chúng ta là phải đạt mã cho công ty Hùng Thống. Theo tôi chúng ta nên đặt mã như sau : 331HT ( HT là chữ viết tắt của Hùng Thống, sau này các bạn chỉ cần nhìn vào TK là biết ngay đó là công nợ của công ty Hùng Thống)
Sau khi đã đặt mã xong các bạn vào sổ NKC và hạch toán nghiệp vụ phát sinh theo tên Tài khoản đã đặt – chính là mã Người bán.
 Nếu là KH, NCC cũ: đã có trong DMTK thì các bạn vào sổ NKC và thực hiện việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh .( Giáo Viên thao tác)
2.2. Trường hợp phát sinh mới CCDC và TSCĐ hay các chi phí trả trước khác như tiền thuê nhà, thuê văn phòng…tức là lien quan đến TK 142 ,TK 242, TK 211, TK 214.
Các bạn chú ý đối với CCDC, TSCĐ, nếu nhập kho chúng ta đưa vào TK 153 với CCDC, TK 211 với TSCĐ. Tức là nếu chúng ta chưa đưa ngay vào sử dụng. còn nếu chúng ta đưa ngay vào sử dụng thì cho vào TK 142, 242, 214 tức là phải phân bổ. Tại sao chúng ta phải phân bổ: vì thông thường CCDC hay TSCĐ chúng ta đều không sử dụng hết trong 1 kỳ nên chúng ta phải phân bổ giá trị CCDC hay TSCĐ thành nhiều kỳ theo khung thời gian sử dụng của chúng. Vậy phân bổ dài hay ngắn hạn phụ thuộc vào tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp tại thời điểm đó mà đôi khi còn phụ thuộc vào yêu cầu tài chính của Giám đốc. VD: khi DN lập kế hoạch vay tiền ngân hàng
Bước 1. Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ NKC
Bước 2. Căn cứ vào thời gian sử dụng chúng ta lựa chọn bảng phân bổ phù hợp : dưới 1 năm tài chính là ngắn hạn – 142, trên 1 năm TC là dài hạn – 242, riêng TSCĐ chúng ta đưa vào bảng KH TSCĐ. Sau khi xác định thời gian sử dụng, lựa chọn bảng phân bổ xong kế toán tiến hành khai báo thêm mã, tên CCDC hay TSCĐ…vào bảng phân bổ. 
2.3. Trường hợp phát sinh mua hoặc bán hang hóa 156, vật tư 152 (DN sản xuất)
2.3.1. TH mua hàng hóa, vật tư
B1: Hạch toán vào sổ NKC, chú ý ta hạch toán chung trên Tk 156 – hàng  hóa.
B2: Vào bảng kê phiếu nhập kho để khai báo thông tin hàng hóa được nhập kho. Nếu là hàng hóa nhập mua mới chưa có trong DMHH thì phải sang DMHH tạo mã mới.
Ta tiến hành đặt mã hàng bên danh mục hàng hóa , sau đó ta sang bảng kê phiếu nhập kho hàng hóa, nhập các thông tin
Trường hợp Nếu mã hàng  đã có trong DMHH rồi thì ta tiến hành nhập như sau :
B1: tiến hành hạch toán nghiệp vụ kinh tế pháp sinh trên sổ NKC
B2: Sau đó vào bảng kê nhập kho hàng hóa
2.3.2. Trường hợp Bán hàng hóa vật tư
B1: trên sổ NKC, chúng ta hạch toán nghiệp vụ ghi nhận doanh thu TK 5111 và phản ánh giá vốn hàng bán. Lưu ý : phần giá vốn hàng bán các bạn chỉ định khoản mà để trống giá trị giá vốn hàng bán lý do Công ty CP cơ điện lạnh VN thực hiện tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
B2: Vào bảng kê xuất kho hàng hóa
Nói tóm lại :
-         Khi xuất hiện KH, NCC, CCDC, TSCĐ, HH mới,…thì ta tiến hành đặt mã mới trên DMTK, DMKH, và khai báo các thông tin trên các bảng phân bổ chi phí phù hợp.
-         Khi nhập mua hàng hóa : sau khi hạch toán trên sổ NKC vào bảng kê phiếu nhập kho để khai báo thông tin hàng được nhập mua
-         Khi bán hàng hóa : sau khi hạch toán trên sổ NKC vào bảng kê phiếu xuất kho để khai báo thông thin hàng xuất bán

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN|BÀI 2





HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN EXCEL
Website hay:
https://iconet.vn
FB Tư vấn miễn phí
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL|CÁCH THỰC HÀNH|BÀI 1







HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL
https://iconet.vn/
http://phamvanhoc.com/
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

phần mềm kế toán trên excel,
tự học kế toán excel,
mẫu sổ sách kế toán bằng excel,
tự thiết kế phần mềm kế toán bằng excel,
phần mềm kế toán bằng excel đơn giản,
giáo trình excel kế toán,
hướng dẫn làm kế toán tổng hợp trên excel,
hướng dẫn tổ chức hạch toán trên excel