Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

SÁCH CẨM NANG THANH KIỂM TRA THUẾ|CAM NANG THANH KIEM TRA THUE





SÁCH CẨM NANG THANH TRA KIỂM TRA THUẾ (TỔNG CỤC THUẾ)

Liên hệ mua sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế: 0786457995 Ms Thủy
Trong xu thế hội nhập toàn cầu. Việt Nam đã và đang chuyển sang nền hành chính phục vụ, ngành thuế cũng đã ban hành tuyên ngôn: “Minh Bạch – Chuyên Nghiệp – Liêm Chính – Đổi mới”. Theo đó công tác thanh, kiểm tra cũng phải thay đổi hướng đến sự minh bạch, công bằng, hiệu quả và sự hài lòng của người nộp thuế. Để đạt mục tiêu nêu trên việc trang bị kiến thức cho công chức thuế nói chung, công chức thanh, kiểm tra nói riêng là một yêu cầu tất yếu.
Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh. Trên nền tảng chuyên đề thanh kiểm tra của các Phòng, Chi cục Thuế. Phòng Thanh tra 2 đã hệ thống, sắp sếp, bổ sung và hoàn thiện thành “Cẩm nang thanh tra kiểm tra thuế”.
Tài liệu này được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống các sai phạm thường gặp của doanh nghiệp qua công tác thanh – kiểm tra để xây dựng các kỹ năng thanh, kiểm tra doanh nghiệp theo từng chuyên đề. Tài liệu này gồm 12 chuyên đề được xây dựng, bắt đầu từ chuyên đề cơ bản nhất “Phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho công tác thanh – kiểm tra” với mong muốn hỗ trợ cho công chức thuế có tầm nhìn tổng quan về kỹ năng thanh, kiểm tra thuế.
Kế tiếp sau là 8 chuyên đề đặc thù gồm chuyên đề thanh kiểm tra doanh nghiệp hoạt động xây lắp, chuyển nhượng bất động sản, hoạt động thương mại đặc thù, doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn, chứng khoán, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, giá chuyển nhượng, giao dịch đáng ngờ…đi vào nhận dạng rủi ro và xây dựng kỹ năng thanh kiểm tra một số ngành nghề, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Cuối cùng được kết thúc bằng chuyên đề “Phương pháp thanh, kiểm tra giao dịch đáng ngờ có liên quan đến sử dụng bất hợp pháp hóa đơn” được xem như một chuyên đề để tham khảo bổ sung, nhằm đáp ứng tình trạng khá phức tạp trong quản lý thuế hiện nay.
Nội dung cuốn sách được biên soạn bài bản, công phu, rất thiết thực với cơ quan thuế và người nộp thuế. Với ý nghĩa đó Tạp chí Thuế đã được Cục Thuế TPHCM chấp thuận phát hành rộng đến quý độc giả quan tâm.
MỤC LỤC
PHẦN 1: 12 CHUYÊN ĐỀ THANH TRA KIỂM TRA THUẾ
CHUYÊN ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA THUẾ
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH, NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: (1)PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN, BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH KẾT HỢP VỚI THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH; (2). PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH.
CHUYÊN ĐỀ 2: THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH XÂY LẮP
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN VÀ PHÁP LUẬT THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP: (1) QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN; (2) QUY ĐỊNH VỀ THUẾ
4. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM CHỦ YẾU: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG; THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP; THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
5. MỘT SỐ KỸ NĂNG THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH XÂY LẮP: KIỂM TRA DOANH THU; KIỂM TRA CHI PHÍ GIÁ VỐN; KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CHUYÊN ĐÊ 3: THANH TRA KIỂM TRA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN VÀ PHÁP LUẬT THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN; QUY ĐỊNH VỀ THUẾ
4. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM CHỦ YẾU
5. MỘT SỐ KỸ NĂNG THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG; KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ 4: THANH KIỂM TRA THUẾ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẶC THÙ
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẶC THÙ: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM BÁN BUÔN, BÁN LẺ; ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP; ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3. PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẶC THÙ: ĐỐI VỚI TRUNG TÂM BÁN BUÔN, BÁN LẺ; YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI; ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẶC THÙ: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG; THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP; THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN; THUẾ NHÀ THẦU
5. CÁC HÀNH VI VI PHẠM CHỦ YẾU: VI PHẠM VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, THUẾ NHÀ THẦU
6. MỘT SỐ KỸ NĂNG THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẶC THÙ: KỸ NĂNG THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI TRUNG TÂM BÁN BUÔN, BÁN LẺ, KINH DOANH ĐA CẤP, KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ; QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM; QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH QUA FACEBOOK
CHUYÊN ĐỀ 5: THANH KIỂM TRA THUẾ DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN – CHỨNG KHOÁN
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN – CHỨNG KHOÁN.
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN – CHỨNG KHOÁN
4. CÁC HÀNH VI VI PHẠM CHỦ YẾU
5. MỘT SỐ KỸ NĂNG THANH TRA KIỂM TRA
6. KIẾN NGHỊ
CHUYÊN ĐỀ 6: THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
3. CÁC TRƯỜNG HỢP ƯU ĐÃI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ: CÁC TRƯỜNG HỢP ƯU ĐÃI THUẾ; CÁC GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4. MỘT SỐ SAI PHẠM CHỦ YẾU: KINH DOANH KHÔNG ĐÚNG THEO DỰ ÁN ĐƯỢC ƯU ĐÃI; ĐẦU TƯ MỞ RỘNG; CSKD MỚI THÀNH LẬP TỪ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỢC CẤP GCNĐKKD, GCNĐT TỪ NGÀY 25/10/2006; THU NHẬP KHÁC KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP; THỜI GIAN ƯU ĐÃI; ƯU ĐÃI DO ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN % XUẤT KHẨU; CƠ SỞ KINH DOANH MỚI VÀ DỰ ÁN MỚI
5. KỸ NĂNG THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ 7: THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. PHÂN TÍCH CỦA ĐOÀN THANH TRA
CHUYÊN ĐỀ 8: THANH KIỂM TRA GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. NHẬN DIỆN CÁC GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ, DOANH NGHIỆP ĐÁNG NGỜ
3. THANH TRA KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÁNG NGỜ
HUYÊN ĐỀ 8: THANH KIỂM TRA GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ
CHUYÊN ĐỀ 9: THANH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. THANH TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
3. THANH TRA ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÁT CHUYỂN NHANH DHL
4. THANH TRA ĐỐI VỚI NHÀ THẦU
CHUYÊN ĐỀ 10: THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG, TÂN DƯỢC, BẢO HIỂM
1. THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
2. THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH TÂN DƯỢC
3. THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
CHUYÊN ĐỀ 11: THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỌC, DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI, TAXI, DỰ ÁN ODA
1. THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỌC
2. THANH KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI, TAXI
3. THÀNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC NHÀ THẦU THỰC HIỆN DỰ ÁN ODA
CHUYÊN ĐỀ 12: PHƯƠNG PHÁP THANH KIỂM TRA GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN
4. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI
5. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
6. KỸ NĂNG THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HÓA ĐƠN
7. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÔ Ý VI PHẠM VỀ HÓA ĐƠN
PHẦN 2: HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THANH TRA KIỂM TRA THUẾ
1. LUẬT THANH TRA SỐ 56/2010/QH12
2. QUY TRÌNH THANH TRA THUẾ
3. QUY TRÌNH CƯỚNG CHẾ NỢ THUẾ
4. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIÊU LẠI
5. QUY TRÌNH CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Liên hệ mua sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế: 0786457995 Ms Thủy
Địa chỉ liên hệ mua sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế: 11/22 Đông Hưng Thuận 17, phường đông hưng thuận, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Giao toàn quốc qua bưa điện
AI CẦN CÓ SÁCH CẨM NANG THANH KIỂM TRA THUẾ ?
Có câu: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng
Đúng vậy, những ai đã, đang và sẽ làm việc với thanh tra thuế trong các đợt quyết toán thuế tại doanh nghiệp thì cần đọc cuốn sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế
Kế toán trưởng thì không thể thiếu sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế
Kế toán tổng hợp, phụ trách kế toán càng Cẩm nang thanh kiểm tra thuế
Kế toán nội bộ cần học hỏi để tránh những sai lầm đáng tiết trong phân hành công việc của mình, cũng như trang bị những kinh nghiệm cần thiết để tiến lên làm kế toán thuế
Chủ doanh nghiệp, giám đốc càng cần trang bị cho mình những kiến thức trong Cẩm nang thanh kiểm tra thuế để biết cách quản lý, kiểm soát hệ thống kế toán, hạn chế sai xót , hạn chế bị truy thu thuế, phạt hành chính vì những sai sót của kế toán
Nhanh tay sở hữu sớm cuốc sách đặc biệt này.
Liên hệ mua sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế: 0786457995 Ms Thủy
Địa chỉ liên hệ mua sách Cẩm nang thanh kiểm tra thuế: 11/22 Đông Hưng Thuận 17, phường đông hưng thuận, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Giao toàn quốc qua bưa điện

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG|HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN ...





Cách định khoản tiền lương và các khoản trích theo lương

Trong doanh nghiệp kế toán tiền lương chiếm một vị trí khá quan trọng, công việc của kế toán tiền lương thường tập trung chính ở 2 giai đoạn: Cuối tháng: Tính tiền lương và Đầu tháng: Thanh toán tiền lương ( tùy theo quy định chi trả của doanh nghiệp ). Đi kèm với tiền lương là tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động và Tài khoản sử dụng là 344 ( phải trả người lao động )

Cách hạch toán định khoản kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có các trường hợp chính như sau:

 
1. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)
 
Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động
Nợ TK 154 (Bộ phận sản xuất - TT 133)
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp (TT 200)
Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công của công nhân trực tiếp điều khiển máy (TT 200)
Nợ TK 627 Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội (TT 200)
Nợ TK 642  Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp     (TT 133 dùng TK 6422) 
Nợ TK 641  Lương bộ phận bán hàng    (TT 133 dùng TK 6421) 
   Có TK 334
 
2. Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 24% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%)
 
               Nợ TK 641/642/622/623/627
                              Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
                              Có TK 3383 (BHXH 17,5%)
                              Có TK 3384 (BHYT 3%)
                              Có TK 3386 (BHTN 1%) (TT 133 sử dụng tài khoản 3385)
 
3. Trích bảo hiểm các loại theo quy định trừ vào tiền lương của người lao động
                        Nợ TK 334 (10,5%)
                              Có TK 3383 (BHXH 8%)
                              Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
                              Có TK 3389 (BHTN 1%) 
 
4. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
                        Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
                        Nợ TK 3383 (BHXH 25,5%)
                        Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
                        Nợ TK 3386 (BHTN 2%)
                              Có TK 112 (34,5%)
 
5. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
                        Nợ TK 334                  Thuế TNCN
                             Có TK 3335
6. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
 
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
 
                             Nợ TK 334                
                                     Có TK 111, 112
 
7. Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý
 
Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
                        Nợ TK 3335                 
                              Có TK 111, 112
           
8. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3386
                           Có TK 111, 112
 
 
10. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
     Có TK 511 - Doanh thu 
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có TK 511- Doanh thu
 
11. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
     Có TK 334 - Phải trả người lao động 
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có các TK 111, 112,. . .
 
12. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
     Có TK 334 - Phải trả người lao động 
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
     Có các TK 111, 112,. . .

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP





NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có thể quy ước các nghiệp vụ đó về bao nhiêu loại quan hệ đối ứng tài khoản, Định khoản kế toán là gì?

quan hệ đối ứng tài khoản: Có 4 quan hệ sau
Tài sản tăng - Tài sản giảm
Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm
Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm

Loại 1 – Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác
- Ví dụ:

+ Nộp tiền mặt vào ngân hàng

+ Mua hàng hóa bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi)

+ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp…

- Loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, nó chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản mà không bị thay đổi tổng số tài sản. Đẳng thức kế toán cơ bản không bị thay đổi.

* Loại 2 – Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác
- Ví dụ:

+ Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng

+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận..

- Loại nghiệp vụ này khi xảy ra chỉ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Tính cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi.

* Loại 3 – Tăng tài sản, tăng nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Nhận tài sản từ các cổ đông

+ Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán..

- Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Tính cân bằng về lượng giữa chúng vẫn không bị ảnh hưởng.

* Loại 4 – Giảm tài sản, giảm nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán

+ Trả lương cho công nhân viên…

- Loại nghiệp vụ này làm giảm quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều giảm cùng một lượng, nhưng về tổng số, tài sản và nguồn vốn vẫn cân bằng.

Như vậy, các nghiệp vụ kinh tế dễn ra bất kỳ như thế nào, cũng đều không làm ảnh hưởng tới tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Trong mọi trường hợp, đẳng thức kế toán cơ bản luôn luôn được đảm bảo.

Ghi kép vào tài khoản
- Ghi kép vào tài khoản là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ nào đó.

Định khoản kế toán
a. Khái niệm định khoản kế toán
- Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ và bên Có của những tài khoản kế toán nào đó với số tiền là bao nhiêu dựa trên chứng từ kế toán.

Những bộ chứng từ kế toán nào mà kế toán nhất định phải biết

b. Phân loại định khoản kế toán
- Định khoản kế toán có 2 loại:

+ Định khoản giản đơn (1)

+ Định khoản phức tạp (2)

1 - Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.

Chẳng hạn, ví dụ trên được định khoản:

Nợ TK152: 5.000.000

Có TK112: 5.000.000

2 - Định khoản phức tạp là định khoản liên quan ít nhất tới 3 tài khoản kế toán. Thực chất định khoản phức tạp là bội số của định khoản giản đơn, bao giờ kế toán cũng có thể phân định định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ và trả nợ người bán 20.000.000đ

Nợ TK111: 1.000.000

Nợ TK331: 20.000.000

Có TK112: 21.000.000

c) Khi định khoản, cần tôn trọng các quy định sau:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau

- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có của các tài khoản liên quan trong cùng một định khoản.

- Không được phép gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu tài liệu và làm mất tính rõ ràng của kế toán.

- Có thể tách rời định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Việc phản ánh một định khoản (giản đơn hay phức tạp) vào sổ kế toán ( tài khoản) được gọi là “Bút toán”. Theo nguyên tắc kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kế toán phải tiến hành khóa sổ tài khoản đã sử dụng. Sau khi phản ánh các bút toán khóa sổ, công việc tiếp theo kế toán phải làm là tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản

NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

nguyên tắc đối ứng kế toán,
nguyên tắc đối ứng tài khoản,
nguyên tắc cân bằng tài khoản,
nguyên tắc cân đối tài khoản,
quan hệ đối ứng kế toán,
quan hệ đối ứng tài khoản,

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP





NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

NGUYÊN TẮC ĐỐI ỨNG KHI HẠCH TOÁN. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng có thể quy ước các nghiệp vụ đó về bao nhiêu loại quan hệ đối ứng tài khoản, Định khoản kế toán là gì?

quan hệ đối ứng tài khoản: Có 4 quan hệ sau
Tài sản tăng - Tài sản giảm
Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm
Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm

Loại 1 – Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác
- Ví dụ:

+ Nộp tiền mặt vào ngân hàng

+ Mua hàng hóa bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi)

+ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp…

- Loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, nó chỉ làm thay đổi kết cấu tài sản mà không bị thay đổi tổng số tài sản. Đẳng thức kế toán cơ bản không bị thay đổi.

* Loại 2 – Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác
- Ví dụ:

+ Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng

+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận..

- Loại nghiệp vụ này khi xảy ra chỉ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Tính cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi.

* Loại 3 – Tăng tài sản, tăng nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Nhận tài sản từ các cổ đông

+ Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán..

- Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Tính cân bằng về lượng giữa chúng vẫn không bị ảnh hưởng.

* Loại 4 – Giảm tài sản, giảm nguồn vốn
- Ví dụ:

+ Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán

+ Trả lương cho công nhân viên…

- Loại nghiệp vụ này làm giảm quy mô vốn, tài sản và nguồn vốn đều giảm cùng một lượng, nhưng về tổng số, tài sản và nguồn vốn vẫn cân bằng.

Như vậy, các nghiệp vụ kinh tế dễn ra bất kỳ như thế nào, cũng đều không làm ảnh hưởng tới tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Trong mọi trường hợp, đẳng thức kế toán cơ bản luôn luôn được đảm bảo.

Ghi kép vào tài khoản
- Ghi kép vào tài khoản là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ nào đó.

Định khoản kế toán
a. Khái niệm định khoản kế toán
- Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên Nợ và bên Có của những tài khoản kế toán nào đó với số tiền là bao nhiêu dựa trên chứng từ kế toán.

Những bộ chứng từ kế toán nào mà kế toán nhất định phải biết

b. Phân loại định khoản kế toán
- Định khoản kế toán có 2 loại:

+ Định khoản giản đơn (1)

+ Định khoản phức tạp (2)

1 - Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.

Chẳng hạn, ví dụ trên được định khoản:

Nợ TK152: 5.000.000

Có TK112: 5.000.000

2 - Định khoản phức tạp là định khoản liên quan ít nhất tới 3 tài khoản kế toán. Thực chất định khoản phức tạp là bội số của định khoản giản đơn, bao giờ kế toán cũng có thể phân định định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ và trả nợ người bán 20.000.000đ

Nợ TK111: 1.000.000

Nợ TK331: 20.000.000

Có TK112: 21.000.000

c) Khi định khoản, cần tôn trọng các quy định sau:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau

- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có của các tài khoản liên quan trong cùng một định khoản.

- Không được phép gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu tài liệu và làm mất tính rõ ràng của kế toán.

- Có thể tách rời định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn

Việc phản ánh một định khoản (giản đơn hay phức tạp) vào sổ kế toán ( tài khoản) được gọi là “Bút toán”. Theo nguyên tắc kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán (tháng, quý, năm), kế toán phải tiến hành khóa sổ tài khoản đã sử dụng. Sau khi phản ánh các bút toán khóa sổ, công việc tiếp theo kế toán phải làm là tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản

NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KHI HẠCH TOÁN|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Website:
https://iconet.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

nguyên tắc đối ứng kế toán,
nguyên tắc đối ứng tài khoản,
nguyên tắc cân bằng tài khoản,
nguyên tắc cân đối tài khoản,
quan hệ đối ứng kế toán,
quan hệ đối ứng tài khoản,

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TRÊN EXCEL|BÀI 3|HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔ...





Website: https://iconet.vn/

Hướng dẫn lên sổ sách kế toán trên Excel

1. Nguyên tắc hạch toán kế toán trên excel:hướng dẫn cách làm sổ sách kế toán trên excel

Trong quá trình làm việc phải có sự đồng nhất về tài khoản và đồng nhất về mã hàng hóa, mã khách hàng, mã nhà cung cấp. Đồng nhất có nghĩa là mỗi khách hàng hàng hóa đều phải chi tiết theo từng loại. Từ đầu ta đặt mã nào thì các mã sau vẫn phải như thế.
Vậy thế nào là đồng nhất về tài khoản:
Nếu các bạn sử dụng tài khoản tổng hợp tức là TK cấp 1 thì trong cả quá trình hạch toán chúng ta luôn sử dụng TK cấp 1, vd Tiền mặt – TK 111. Nếu các bạn sử dụng tài khoản chi tiết – TK cấp 2 thì cũng luôn phải sử dụng TK cấp 2, vd Tiền mặt VNĐ – TK 1111.
Đồng nhất về mã hàng hóa , mã khách hàng, mã nhà cung cấp: là việc chúng ta đặt tên chi tiết cho từng hàng hóa, từng khách hàng và từng nhà cung cấp. Để khi các bạn cần nhìn vào mã HH, mã KH, NCC chúng ta có thể biết được rằng đó là mặt hàng nào. Giống như việc mỗi chúng ta có một cái tên để gọi riêng. Việc đặt mã còn liên quan tới việc tham chiếu để các bạn thực hiện các công thức hàm trên bảng excel.
Và một số lưu ý cho việc đặt mã là không bao giờ được phép trùng lặp để tránh nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình hạch toán và sử dụng công thức hàm.

2. Quy trình hạch toán kế toán trên excel

2.1. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Liên quan đến Tk Phải thu của KH (131) vàTK phải trả KH (331) Vậy làm thế nào để biết được mã KH này đã có hay chưa, ta vào này DMKH để kiểm tra xem KH đó có hay chưa , nếu chưa thì mới lập mới.
Phát sinh  KH, NCC mới
Các bạn phải đặt mã KH, NCC trước khi hạch toán trên sổ NKC. Vậy làm thế nào để biết KH, NCC đó là mới hay cũ các bạn vào DMKH để kiểm tra xem KH, NCC đó đã tồn tại hay chưa. Nếu chưa phải lập ngay mã mới.
VD : các bạn dở trang số 9 quyển tài liệu học viên : chúng ta thấy đây là Hóa đơn bán hàng của Công ty CP Dịch vụ và thương mại Hùng Thống bán hàng cho công ty CP cơ điện lạnh Việt Nam. Xác định rằng Công ty CP cơ điện lạnh VN chưa thanh toán tiền cho công ty Hùng Thống nên các bạn phải ghi nhận NCC này vào sổ công nợ phải trả NCC – TK 331. Việc đầu tiên là các bạn phải vào DMTK để xem đã xuất hiện NCC này chưa? Các bạn thấy là chưa đúng không ạ? Vậy công việc của chúng ta là phải đạt mã cho công ty Hùng Thống. Theo tôi chúng ta nên đặt mã như sau : 331HT ( HT là chữ viết tắt của Hùng Thống, sau này các bạn chỉ cần nhìn vào TK là biết ngay đó là công nợ của công ty Hùng Thống)
Sau khi đã đặt mã xong các bạn vào sổ NKC và hạch toán nghiệp vụ phát sinh theo tên Tài khoản đã đặt – chính là mã Người bán.
 Nếu là KH, NCC cũ: đã có trong DMTK thì các bạn vào sổ NKC và thực hiện việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh .( Giáo Viên thao tác)
2.2. Trường hợp phát sinh mới CCDC và TSCĐ hay các chi phí trả trước khác như tiền thuê nhà, thuê văn phòng…tức là lien quan đến TK 142 ,TK 242, TK 211, TK 214.
Các bạn chú ý đối với CCDC, TSCĐ, nếu nhập kho chúng ta đưa vào TK 153 với CCDC, TK 211 với TSCĐ. Tức là nếu chúng ta chưa đưa ngay vào sử dụng. còn nếu chúng ta đưa ngay vào sử dụng thì cho vào TK 142, 242, 214 tức là phải phân bổ. Tại sao chúng ta phải phân bổ: vì thông thường CCDC hay TSCĐ chúng ta đều không sử dụng hết trong 1 kỳ nên chúng ta phải phân bổ giá trị CCDC hay TSCĐ thành nhiều kỳ theo khung thời gian sử dụng của chúng. Vậy phân bổ dài hay ngắn hạn phụ thuộc vào tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp tại thời điểm đó mà đôi khi còn phụ thuộc vào yêu cầu tài chính của Giám đốc. VD: khi DN lập kế hoạch vay tiền ngân hàng
Bước 1. Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ NKC
Bước 2. Căn cứ vào thời gian sử dụng chúng ta lựa chọn bảng phân bổ phù hợp : dưới 1 năm tài chính là ngắn hạn – 142, trên 1 năm TC là dài hạn – 242, riêng TSCĐ chúng ta đưa vào bảng KH TSCĐ. Sau khi xác định thời gian sử dụng, lựa chọn bảng phân bổ xong kế toán tiến hành khai báo thêm mã, tên CCDC hay TSCĐ…vào bảng phân bổ. 
2.3. Trường hợp phát sinh mua hoặc bán hang hóa 156, vật tư 152 (DN sản xuất)
2.3.1. TH mua hàng hóa, vật tư
B1: Hạch toán vào sổ NKC, chú ý ta hạch toán chung trên Tk 156 – hàng  hóa.
B2: Vào bảng kê phiếu nhập kho để khai báo thông tin hàng hóa được nhập kho. Nếu là hàng hóa nhập mua mới chưa có trong DMHH thì phải sang DMHH tạo mã mới.
Ta tiến hành đặt mã hàng bên danh mục hàng hóa , sau đó ta sang bảng kê phiếu nhập kho hàng hóa, nhập các thông tin
Trường hợp Nếu mã hàng  đã có trong DMHH rồi thì ta tiến hành nhập như sau :
B1: tiến hành hạch toán nghiệp vụ kinh tế pháp sinh trên sổ NKC
B2: Sau đó vào bảng kê nhập kho hàng hóa
2.3.2. Trường hợp Bán hàng hóa vật tư
B1: trên sổ NKC, chúng ta hạch toán nghiệp vụ ghi nhận doanh thu TK 5111 và phản ánh giá vốn hàng bán. Lưu ý : phần giá vốn hàng bán các bạn chỉ định khoản mà để trống giá trị giá vốn hàng bán lý do Công ty CP cơ điện lạnh VN thực hiện tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
B2: Vào bảng kê xuất kho hàng hóa
Nói tóm lại :
-         Khi xuất hiện KH, NCC, CCDC, TSCĐ, HH mới,…thì ta tiến hành đặt mã mới trên DMTK, DMKH, và khai báo các thông tin trên các bảng phân bổ chi phí phù hợp.
-         Khi nhập mua hàng hóa : sau khi hạch toán trên sổ NKC vào bảng kê phiếu nhập kho để khai báo thông tin hàng được nhập mua
-         Khi bán hàng hóa : sau khi hạch toán trên sổ NKC vào bảng kê phiếu xuất kho để khai báo thông thin hàng xuất bán

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN|BÀI 2





HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRÊN EXCEL
Website hay:
https://iconet.vn
FB Tư vấn miễn phí
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc

HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL|CÁCH THỰC HÀNH|BÀI 1







HƯỚNG DẪN LÀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL
https://iconet.vn/
http://phamvanhoc.com/
https://www.facebook.com/vnphamvanhoc
Zalo: 0933861839

phần mềm kế toán trên excel,
tự học kế toán excel,
mẫu sổ sách kế toán bằng excel,
tự thiết kế phần mềm kế toán bằng excel,
phần mềm kế toán bằng excel đơn giản,
giáo trình excel kế toán,
hướng dẫn làm kế toán tổng hợp trên excel,
hướng dẫn tổ chức hạch toán trên excel

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

10X ACCOUNTING|TỐI ƯU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP|TỐI ƯU THUẾ





TỐI ƯU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

https://iconet.vn

https://iconet.vn/10x-accounting

10X ACCOUNTING



NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ TỐI ƯU HÓA SỐ THUẾ PHẢI NỘP

Làm thế tối ưu hóa chi phí thuế, giảm bớt số thuế phải đóng

DN là đối tượng chủ yếu đóng góp nguồn lực cho Nhà nước thông qua hình thức thuế. Vấn đề là làm thế nào để DN hiểu và thực thi tốt nghĩa vụ nộp thuế đang là vấn đề được Nhà nước và các cơ quan thuế quan tâm.



Có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng cũng không thực sự rõ ràng ‘Trốn thuế”, “Tránh thuế” và “Lập kế hoạch thuế”, và nếu vận dụng không tốt có thể khiến ta mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra có tội.

- Trốn thuế đó là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính là (1) giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu (2) tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.

- Tránh thuế khó định nghĩa hơn một chút. Ở một khía cạnh nào đó, đó là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch. Ở đây chúng ta phải rất thận trọng vì nếu sa sẩy một bước chân có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế bất hợp pháp.

- Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá chứ không phải là giảm thiểu. Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc giảm thu nhập. Tối ưu hoá thuế, có nghĩa là làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác. Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.

Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp.



Chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng (1) giá trị thời gian của tiền tức là việc đóng thuế sớm hay muộn và (2) chênh lệch giá trị tính thuế tức là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít và (3) chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau, thuế suất tại các nước khác nhau là khác nhau.



Có bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách:

Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ.

- Phương thức 1: Tạo mới là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.

- Phương thức 2: Chuyển đổi là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi

- Phương thức 3: Thời gian là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.

- Phương thức 4: Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế



https://iconet.vn

https://iconet.vn/10x-accounting

10X ACCOUNTING|TỐI TƯU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP





https://iconet.vn

https://iconet.vn/10x-accounting

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

HƯỚNG DẪN DÙNG SÁCH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP





Liên hệ mua sách: 09033 688 67 Mr Học

oanh nghiệp nào áp dụng thông tư 200 ?

Thông tư 200 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Thông tư 200 được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2015.

Điểm mới của thông tư 200

Được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán:

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam.
BCTC mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là BBTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam.
Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu không thỏa các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

Tài khoản kế toán:

1. Các tài khoản Tài Sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
2. Bỏ tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng
3. Thêm tài khoản:
Tài khoản 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá
Tài khoản 417 – Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
4. Thay đổi các tài khoản sau:
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn)
Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn khác)
Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên doanh)
Tài khoản 228 – Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác)
Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn)
Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn)
Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược dài hạn)
Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn)
Tài khoản 343 – Nhận ký quỹ, ký cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn)
Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh)
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân phối)
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây)
5. Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản.

Báo cáo tài chính:

1. Thông tin bắt buộc trong BCTC không còn “Thuế và các khoản nộp Nhà nước”.
2. Kỳ lập BCTC giữa niên độ sẽ gồm BCTC quý (cả quý IV) và BCTC bán niên (trước chỉ yêu cầu BCTC quý và không cần quý IV).
3. Thêm các quy định mới về Xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106).
4. Sử đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán, cụ thể:
Mã số 120 = Mã số 121 + 122 +123 (trước đây là 121 + 129)
Mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 +136 +137 +139 (trước đây không có 136, 137)
Mã số 150 = 151 + 152 +153 +154 + 155 (trước đây không có 153, 154 nhưng có 158)
Mã số 200 = 210 + 220 + 230 + 240 +250 +260 (trước đây không có 230)
5. Phần Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như:
Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường; cấu trúc doanh nghiệp.
- Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không.
- Phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán thêm chỉ tiêu: nợ xấu; vay và nợ thuê tài chính; tài sản dở dang dài hạn…

Chứng từ kế toán:

Doanh nghiệp được chủ động xây dưng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
Các loại chứng từ kế toán tại Phục lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế cho riêng mình được thì có thể áp dụng theo Phụ lục 3.

Sổ kế toán:

Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư.
Ngoài ra, Thông tư còn có quy định mới hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán.

Phạm vi điều chỉnh của thông tư 200

 Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. 
Điều 9. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán 
1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán 
a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. 
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 
c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 – Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. 
2. Đối với Báo cáo tài chính 
a) Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị. 
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán 
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. 
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. 
Điều 10. Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài 
1. Nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thực hiện Chế độ kế toán tại Việt Nam như sau: 
a) Các nhà thầu có đặc thù áp dụng theo Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng cho nhà thầu; 
b) Các nhà thầu không có Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc vận dụng một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình. 
c) Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán. 
d) Nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế về Chế độ kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Khi thay đổi thể thức áp dụng Chế độ kế toán, nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi. 
2. Nhà thầu nước ngoài phải kế toán chi tiết theo từng Hợp đồng nhận thầu (từng Giấy phép nhận thầu), từng giao dịch làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế. 
3. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhưng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi thì phải đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán. 
Thông tư 200 là một thông tư nhằm quy định lại cách tính toán hoạch định chi phí cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy người chủ doanh nghiệp và người kế toán trưởng cần có cách hoạch định các khoản chi phí cho phù hợp với những quy định trong thông tư này. Để hoàn tất thủ tục và giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật đề ra.