Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Lỗi Không Tìm Thấy Máy Chủ Trên Misa|Máy chủ SQL trên MISA


Lỗi không tìm thấy máy chủ trên misa hay không tìm thấy Máy chủ SQL trên MISA là lỗi thường gặp khi dùng phần mềm Misa.

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Bí quyết xin việc|Kỹ năng xin việc hiệu quả dành cho kế toán


Tìm việc làm như thế nào ? Tìm việc làm cần những kỹ năng gì ? Cách tìm việc hiệu quả ? Cách trả lời phỏng vấn hiệu quả? Cách thương lượng lương ? Cách trả lời phỏng vấn ? Viết CV như thế nào ? Mẫu CV nào hiệu quả ? Kỹ năng vượt qua thời gian thử việc ? .... Rất nhiều câu hỏi đại loại kiểu như vậy khi chúng ta tìm việc. Vấn để làm làm thế nào để nâng cao tỷ lệ được mời phỏng vấn ? Và câu trả lời đầu tiên là vấn đề ở Hồ sơ ứng tuyển của bạn . Làm thế nào để có bộ hồ sơ gây chú ý, gây thiện cảm và được đánh giá cao trong hàng chục, hàng trăm bộ hồ sơ xin việc mà nhà tuyển dụng nhận được Bạn cần có sự khác biệt. Bạn không thể lên trên internet và tải mẫu hồ sơ về làm như bao ứng viên khác được. Bạn cần có câu từ khác biệt, bạn cần nội dung khác biệt, bạn cần hình thức khác biệt ... để khi lướt qua , nhà tuyển dụng liền dừng lại và đọc kỹ hơn, muốn mời bạn phỏng vấn ngay Kỹ năng ứng tuyển làm một phần nội dung trong chương trình 3x accounting dành cho kế toán Bạn đang là kế toán nội bộ ? Hãy tham gia ngay chương trình 3x accounting, chứng tôi đồng hành cùng bạn, giúp bạn trở thành kế toán tổng hợp và phát triển công việc hơn thế nữa Link chương trình: http://phamvanhoc.com/3x/ Hoặc liên hệ với tôi qua zalo: 0933 861 839

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

3X Accounting


Học kế toán thực hành online . Học kế toán thực tế online Link hướng dẫn kế toán tổng hợp online: http://phamvanhoc.com/3x/ HDlập báo cáo tài chính online: https://phamvanhoc.com/bctczoom/ Lớp học miễn phí: http://phamvanhoc.com/vat-zoom/ Zalo: 0933861839

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Làm thế nào để thành công trong lĩnh vực kế toán


Làm thế nào để thành công trong lĩnh vực kế toán Link: https://phamvanhoc.com/tet2021/ Kết nối với tôi: https://phamvanhoc.vn/ Zalo: 0903368867

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Phần 1 Bài 11: hướng dẫn hạch toán tài khoản 911


Phần 1 Bài 11: hướng dẫn hạch toán tài khoản 911 Nhận trọn khóa học miễn phí tại đây: https://phamvanhoc.com/2x Kết nối với tôi: 0933 861 839 Bài viết: https://phamvanhoc.vn/ FB: https://www.facebook.com/vnphamvanhoc Hướng dẫn hạch toán tài khoản 911 - Tài khoản Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Hướng dẫn hạch toán tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Nguyên tắc kế toán tài khoản 911, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911, Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tài khoản 911 Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. c) Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. 2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu a) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Phần 1 Bài 2 Hướng dẫn hạch toán tài khoản tiền mặt|Tk 111




Phần 1 Bài 2 Hướng dẫn hạch toán tài khoản tiền mặt
Nhận trọn khóa học tại đây: https://phamvanhoc.com/2x 

Kết nối với Phạm Văn Học: 
Kết nối với phạm văn học qua các kênh:
Zalo: 0933861839
FB: https://facebook.com/vnphamvanhoc/
Website: https://phamvanhoc.vn/ 
Nhận toàn bộ khóa học miễn phí này tại đây: https://phamvanhoc.com/2x/  

Tài khoản 111 – Tiền mặt (Trích: Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Theo Thông Tư 200 )
 
1. Nguyên tắc kế toán
 
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
 
b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp. 
 
c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
 
d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. 
 
đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
 
e) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
 
- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
 
- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
 
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
 
g) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 
 
h) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
 
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. 
 
- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.
 
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 - Tiền mặt
 
Bên Nợ:
-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;
-  Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng  tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
-  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam); 
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
 
Bên Có:
-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;
-  Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
-  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.
 
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
 
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
 
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
 
- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.  

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
 
3.1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
 
a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
  Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) 
  Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
 
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
          Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
 
3.2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
 
3.3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi: 
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
 
3.4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
 
3.5. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có các TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344.
 
3.6. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
       Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
 
3.7. Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
 
3.8. Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. 
 
3.9. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
3.10. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết..., ghi:
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228
       Có TK 111 - Tiền mặt.
 
3.11. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB:
 
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
- Nếu thuế GTGT đầu vào không được  khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.
 
3.12. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
Nếu thuế GTGT đầu vào không được  khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.
 
3.13. Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,... 
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
Nếu thuế GTGT đầu vào không được  khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT.
 
3.14. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi: 
Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
3.15. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ các TK 635, 811,…
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
3.16. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 111 - Tiền mặt.
     
         3.17. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
 
           3.18. Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn TK 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.
 
3.19. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt.
 
a) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
 
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241, 623, 627, 641,642,133,… 
          (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
 
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153,156,157,211,213,241,623, 627, 641, 642,133,… 
          (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
 
b) Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ:
 
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái , ghi:
Nợ các TK  331, 335, 336, 338, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
 
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
 
- Trường hợp trả trước tiền bằng ngoại tệ cho người bán, bên Nợ tài khoản phải trả áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế thời điểm trả trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
 
c) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 511, 515, 711,... (tỷ giá giao dịch thực tế).
 
d) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
 
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dich thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,... (tỷ giá ghi sổ kế toán).
 
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
 
- Trường hợp nhận trước tiền của người mua, bên Có tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131  (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước).
 
3.20. Kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế (là tỷ giá mua của ngân hàng) để đánh giá lại các khoản ngoại tệ là tiền mặt tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, ghi: 
 
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lãi tỷ giá:
Nợ TK 111 (1112)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
 
          - Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lỗ tỷ giá:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 111 (1112).
 
- Sau khi bù trừ lãi, lỗ tỷ giá phát sinh do đánh giá lại, kế toán kết chuyển phần chênh lệch lãi, lỗ tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi lớn hơn lỗ) hoặc chi phí tài chính (nếu lãi nhỏ hơn lỗ).
 
3.21. Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ 
 
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
 
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
                    Có TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước).

Phần 1 Bài 1: Phân loại tài khoản kế toán


Nhận toàn bộ khóa học tại đây: https://phamvanhoc.com/2x/ Khóa học kế toán miễn phí này với rất nhiều kiến thức từ kiến thức nền tảng đến kiến thứ thực tế . Đây là khóa học kế toán miễn phí do Phạm Văn Học hướng dẫn . Khóa học phù hợp cho các bạn kế toán mất gốc, mới ra trường, hay đối tượng chưa biết sử dụng phần mềm kế toán misa Kết nối với phạm văn học qua các kênh: Zalo: 0933861839 FB: https://upload.facebook.com/vnphamvan... Website: https://phamvanhoc.vn/ Nhận toàn bộ khóa học miễn phí này tại đây: https://phamvanhoc.com/2x/


Căn cứ vào nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh hay căn cứ vào tên đối tượng mà tài khoản phản ánh, hệ thống tài khoản bao gồm 4 loại cơ bản: Tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phán ánh nguồn vốn, tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập và tài khoản phán ánh chi phí.

1. Tài khoản phán ánh tài sản

Nhóm tài khoản phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của tài sản tiếp cận từ góc độ kết cấu vốn kinh doanh. Tài sản thuộc loại này có hai loại cơ bản tương ứng với điều này. Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn và Tài sản phản ánh tài sản dài hạn.

Thuộc loại tài khoản này có những tài khoản như: tài khoản tiền mặt, tài khoản nguyên vật liệu, tài khoản tài sản cố định hữu hình, tài khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang,...

2. Tài khoản phán ánh nguồn vốn

Nhóm tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các nguồn vốn hình thành tài sản đơn vị. Nhóm tài khoản này gồm hai loại là tài khoản phản ánh nguồn vốn nợ phải trả và tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu.

Thuộc loại tài khoản này có những tài khoản như: tài khoản phải trả người bán, tài khoản phải trả người lao động, tài khoản nguồn vốn kinh doanh,...

3. Tài khoản phán ánh doanh thu và thu nhập

Nhóm tài khoản này phản ánh các nghiệp vụ làm phát sinh doanh thu và thu nhập cho đơn vị, đồng thời nó cũng theo dõi các khoản làm giảm trừ doanh thu từ đó xác định được doanh thu thuần.

Thuộc loại tài khoản này có các tài khoản như: tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài khoản thu nhập khác, tài khoản giảm giá hàng bán,...

4. Tài khoản phản ánh chi phí

Nhóm tài khoản này theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ, chi phí phát sinh theo các hoạt động, từ đó phân phối, phân bổ, kết chuyển cho các đối tượng. 

Thuộc loại tài khoản này có các tài khoản như: tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản chi phí bán hàng, tài khoản chi phí hoạt động tài chính,...